Tin tức & Sự kiện

CÁC KHẢI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA VỀ ĐÁ MÀI

( 16-02-2016 - 11:11 PM ) - Lượt xem: 3588

Đá mài có nhiều hình dạng khác nhau, song đá mài dạng bánh xe là loại thông dụng hơn cả ( nên nhiều khi nói đến đá mài, ta hiểu đó là dạng bánh xe). Chúng được cấu tạo từ các hạt mài và chất kết dính, ép thành dạng bánh xe và tự mòn đi trong quá trình sử dụng. Nói chung, đá mài dạng bánh xe được sử dụng để mài mòn, cắt và làm các thao tác khác trong gia công cơ khí.

Đá mài là gì?

Đá mài có nhiều hình dạng khác nhau, song đá mài dạng bánh xe là loại thông dụng hơn cả ( nên nhiều khi nói đến đá mài, ta hiểu đó là dạng bánh xe). Chúng được cấu tạo từ các hạt mài và chất kết dính, ép thành dạng bánh xe và tự mòn đi trong quá trình sử dụng. Nói chung, đá mài dạng bánh xe được sử dụng để mài mòn, cắt và làm các thao tác khác trong gia công cơ khí.

Đá mài là một công cụ quan trọng trong ngành cơ khí trong việc cắt, gọt, mài, định hình, làm nhẵn bề mặt kim loại. kim loại. Ngày nay, đá mài hiện diện trong hầu khắp các nhà xưởng. Chúng được dùng từ việc cắt sắt thép tới các khối bê tông, từ mài mũi khoan tới dao tiện, từ làm sạch rỉ tới xử lý bề mặt để sơn, mạ. Ngay cả những ngành cơ khí chính xác như chế tạo động cơ ô-tô cũng như công nghiệp máy bay cũng không thể thiếu được đá mài.

Dạng đá mài đầu tiên có lẽ là dạng cát thạch anh được kết dính bởi các chất keo tự nhiên. Chúng được dùng để mài rìu từ nhiều thế kỷ trước.

Mặc dù có lịch sử lâu đời, nhưng phải tới thế kỷ 19 chất lượng đá mài mới có những bước tiến đáng kể, khi mà những nguyên liệu mới đã dược nghiên cứu sử dụng làm hạt mài và chất kết dính. Bắt đầu từ những năm 1840 cao su và gốm được sử dụng làm chất kết dính. Tới những năm 1870 thủy tinh và những dạng giống như thủy tinh được sử dụng làm chất kết dính. Và từ đó tới nay công nghệ kết dính dùng trong sản xuất đá mài không ngừng được hoàn thiện.

Về nguyên liệu sử dụng làm hạt mài, khoảng những năm 1890 nghiên cứu tạo ra được silicon carbide, một chất khoáng nhân tạo có độ cứng lớn hơn corundum tự nhiên. Điều này tạo nên một cú hích cho việc nghiên cứu ra hàng loạt các khoáng chất nhân tạo khác có độ cứng lớn hơn so với các khoáng chất tự nhiên được sử dụng trước đó. Tiếp đó, các phòng thí nghiệm còn tạo ra những chất siêu cứng, được mệnh danh là các hạt siêu mài, mà điển hình là kim cương nhân tạo và cubic boron nitride (CBN).

Đá mài được sản xuất ra với đủ các kích cỡ, có đường kính từ vài milimet tới hàng mét. Chúng cũng có đủ loại hình dạng khác nhau, như dạng phẳng, dạng hình trụ, dạnh hình nón,, v.v... Để phân biệt các hình dạng của đá mài, người ta đánh số phân loại type của chúng (xem thêm: Các dạng đá mài, đá cắt).

 

* Nguồn: http://abtectools.com/index.php/what-is-grinding-wheels.html 

syntax error: INSERT INTO counter (id, tm, ip) VALUES ('', '1711624026', '54.234.136.147')